Những chủ đề mở đầu:
- 1- Bản chất thật sự của Thượng Đế (Thiên Chúa) trong Thiên Chúa Giáo là gì?
- 2- Thượng Đế (Allah) chỉ một hay ba ngôi?
- 3-Có phải Isa (Giê Su) ngang hàng với Thượng Đế?
- 4- Có phải Isa (Giê Su) là Thượng Đế hay là một phần của Thượng Đế?
- 5- Có phải Isa (Giê Su) là con của con người hay là con trai của Thượng Đế?
- 6- Isa (Giê Su) là ai?
- 7-Ý kiến của bạn như thế nào?
Khác xa với những quan niệm hay định kiến trước đây, xin hãy đọc câu Kinh dưới đây một cách khách quan, công bằng với mục đích để tìm hiểu sự thật.
Isa (Giê Su) nói: “Và các người hãy tìm kiếm sự thật, thì sự thật sẽ giải thoát các người”. [Kinh Giăng 8:32]
Sau khi bắt đầu một cuộc hành trình của cuộc sống để thõa mãn niềm vui học hỏi, khám phá và yêu thích kiến thức của các nền văn minh, giáo dục và những tôn giáo trên thế giới.
Sau những trải nghiệm tuyệt vời và kinh nghiệm phong phú trong nhiều năm đối thoại và giao tiếp văn minh với những dân tộc trên thế giới.
Sau hơn ba thập kỷ tiềm kiếm sự thật và học tập chuyên sâu về tôn giáo Thiên Chúa Giáo nói riêng và những tín ngưỡng, tôn giáo lớn nói chung.
Sau một hành trình dài thú vị, tôi đã khám phá ra rằng một số người đôi khi xây dựng tính ngưỡng và đức tin của họ trên một nền tảng mỏng manh dễ vỡ chứ không phải trên một nền tảng cứng cáp vững chắc.
Và tôi đã lưu ý những điều liên quan đến chủ đề trong quyển sách này mà chúng ta sẽ thảo luận về nó, một số khác biệt chính giữa những gì một số tín đồ Thiên Chúa Giáo đã hiểu về Thượng Đế (Thiên Chúa) và họ đã thi hành nó trong Thiên Chúa Giáo (Kitô Giáo) một cách chính thức và công khai, và chính Kinh Thánh Tân Ước cũng đã xác nhận.
Và trong quyển sách này tôi muốn chia sẻ với đọc giả quan tâm đến việc nghiên cứu tôn giáo Thiên Chúa Giáo và những độc giả Thiên Chúa Giáo, với tất cả sự tôn trọng và khách quan, những điều tôi đã quan sát và khám phá trong suốt hành trình tiềm tòi, phân tích, nghiên cứu và so sánh giữa các tôn giáo nói chung và Thiên Chúa Giáo nói riêng.
Mục đích quan trọng của quyển sách là cố gắng hết sức với sự trung thực và thành tâm và bằng một cách khoa học, khách quan vàcông bằng với cách thức khoa học, trung thực và thẳng thắng. Để cung cấp một bản tóm tắt sự thật mà nhà nghiên cứu (tác giả) đã đạt được sau khi nghiên cứu Kinh Thánh và sau khi đối thoại với một số lượng lớn các linh mục, giáo sĩ và tín đồ của tôn giáo Thiên Chúa Giáo, và sau khi tổ chức các bài thuyết giảng, các chương trình phát thanh và truyền hình và tham dự các hội thảo xung quanh chủ đề này trong nhiều năm dài.
(Quyển sách không nhằm mục đích làm tổn thương cảm xúc của bất kỳ ai, xúc phạm đến người nào hay tôn giáo của ai).
Bây giờ chúng ta sẽ quay lại để thảo luận về một số vấn đề, xem xét và đặt câu hỏi và những bối cảnh liên quan đến bản chất thật sự của Thượng Đế (Thiên Chúa) của Thiên Chúa Giáo cụ thể là học thuyết Ba Ngôi và quan hệ cha con (với Thượng Đế) hoặc mang tính Thượng Đế của Isa (Giê Su).
Đức tin Chúa Ba Ngôi
Thượng Đế (Allah) chỉ một duy nhất hay là ba ngôi?
Có phải Isa (Giê Su) là Thượng Đế (Thiên Chúa) hay là một phần của Thượng Đế (Thiên Chúa)?
Bạn nghĩ gì?
Câu trả lời của bạn là như thế nào?
LÀ THIÊN CHÚA HAY BA? / LÀ CHÚA GIÊSU THIÊN CHÚA HAY MỘT PHẦN CỦA THIÊN CHÚA?
Hãy để câu trả lời từ Kinh Thánh:
Hãy để chúng tôi mang đến câu trả lời cho câu hỏi này từ Kinh Thánh (Kinh Tân Ước):
Một trong số họ đến gặp Người (Isa-Giê Su) và nói với Người: “Hỡi người chủ hoàn hảo của tôi, hãy cho tôi biết những việc làm tốt đẹp nào tôi làm để đưa tôi đến cuộc sống vĩnh cửu? Người (Isa-Giê Su) trả lời y: “Tại sao lại gọi Ta là người hoàn hảo? không ở đâu (một ai) hoàn hảo chỉ ngoại trừcó một duy nhất, và Ngài là Allah (Thượng Đế). Nhưng nếu ngươi muốn có một cuộc sống vĩnh cửu thì hãy tuân thủ các điều răn dạy.
[Matthew 19:16-17, như trong phiên bảng Jame].
Tại sao lại gọi Ta là một người hoàn hảo?
Chúng tôi không tìm thấy bản Kinh này cũng như ý nghĩa của nó trong một số bản Kinh Thánh đặc biệt là bản tiếng Anh, nhưng bạn sẽ tìm thấy trong bản Kinh Thánh Jame.
- “Tại sao gọi Ta là người hoàn hảo?” Tại sao Isa (Giê Su) lại tự hỏi về bản chất của Người?
- Isa (Giê Su) khẳng định Người “Không phải là một người hoàn hảo ngoại trừ Allah (Thượng Đế) duy nhất”. Và tại sao Người lại chỉ ra rằng Allah (Thượng Đế) là Đấng Hoàn Hảo duy nhất?
- Nếu Isa (Giê Su) là Thượng Đế thì tại sao Người phủ nhận Người mang thuộc tính hoàn hảo và tại sao Người lại phủ nhận chính mình?
- Quả thật Isa (Giê Su) đã giải thích cho một người hỏi rằng: “Nếu ngươi muốn được vào cuộc sống vĩnh cửu hãy tuân theo những điều răn dạy”. Và tại sao Isa (Giê Su) không kêu gọi người đã hỏi phải tin tưởng nơi Người (tin tưởng vào Isa (Giê Su)) như Thượng Đế hay một phần của Thượng Đế để được vào cuộc sống vĩnh cửu!?
- Dựa trên những gì mà Isa (Giê Su) đã tự thú nhận và được chứng nhận từ Người, không phải chỉ có tuân theo những điều răn dạymới có thể đưa đến một cuộc sống vĩnh cữu và được vào Thiên Đàng hay sao?
Lưu ý quan trọng:
Một trong những lưu ý là có sự khác nhau trong bản dịch tiếng Ả Rập và bản dịch tiếng Anh. Chẳng hạn, chúng ta đọc bản Kinh Tân Ước Ma-Ta (19: 16-17) như được trích dẫn trong bản Kinh Vua Jame và so sánh với phiên bản Kinh Thánh quốc tế mới (bản dịch tiếng Anh).
Bản dịch Kinh Thánh trong phiên bản Vua Jame (One came and said unto him, Good Master, what good thing shall I do, that I may have eternal life? And he said unto him, Why callest thou me good? there is none good but one, that is, God: but if thou wilt enter into life, keep the commandments).
Một trong số họ đến gặp Người (Isa-Giê Su) và nói với Người: “Hỡi người chủ hoàn hảo của tôi, hãy cho tôi biết những việc làm tốt đẹp nào tôi làm để đưa tôi đến cuộc sống vĩnh cửu? Người (Isa-Giê Su) trả lời y: “Tại sao lại gọi Ta là người hoàn hảo? không ở đâu (một ai) hoàn hảo chỉ ngoại trừ có một duy nhất, và Ngài là Allah (Thượng Đế). Nhưng nếu ngươi muốn có một cuộc sống vĩnh cửu thì hãy tuân thủ các điều răn dạy.
Có phải các bạn cũng đồng ý như vậy với tôi hay sao?
Mặt khác, giả sử như có khả năng là một số câu trả lời mà Isa (Giê Su) có thể trả lời người thanh niên mà gọi Người là Người chủ hoàn hảo như là:
Người (Isa – Giê Su) chắc chắn Ta là người hoàn hảo, bởi vì Ta là Allah (Thượng Đế).
Ngươi đã nói đúng Ta quả thật là người hoàn hảo.
Với ân phước của một người được ban cho sự hiểu biết Người có thể khẳng định Người là Thượng Đế hay là một phần của Thượng Đế (như những gì họ đã khẳng định) thì Isa (Giê Su) có thể trả lời câu hỏi của mình mà không cần đưa ra bất kì sự xem xét hay quan tâm đến lời nói của người hỏi: “Hỡi Người chủ hoàn hảo” và đủ để Người đáp lại: “Nếu ngươi muốn có một cuộc sống vĩnh cửu thì hãy tuân theo những lời răn dạy”.
Isa (Giê Su) đã đáp lại người hỏi với sự kinh ngạc khi gọi Người là: “Người chủ hoàn hảo” và người đã trả lời một cách nằm ngoài dự đoán khi phủ nhận sự hoàn hảo, và Người đã hỏi anh ta một cách bất ngờ: “Tại sao ngươi gọi là là người hoàn hảo?” (như thể Isa (Giê Su) cảm nhận được câu hỏi có ý nghĩa khác hoặc có mục đích đáng ngờ! Nên Isa (Giê Su) đã nhanh chóng hỏi người đàn ông: “Tại sao ngươi lại gọi ta là người hoàn hảo” ).
Không phải Isa (Giê Su) có sự tự do chọn lựa thay vì phủ nhận mà chớp lấy cơ hội đó nói lên sự hoàn hảo của mình là cho rằng mình là Thượng Đế hay một phần của Thượng Đế, nếu như sự việc là như vậy?
Tại sao Isa (Giê Su) lại chỉ ra Thượng Đế thật sự là Đấng Duy Nhất: “không một ai hoàn hảo chỉ ngoại trừ có một duy nhất, và Ngài là Allah (Thượng Đế)”, và tại sao Isa (Giê Su) không tự tiến cử hay thêm chính mình cùng với Allah (Thượng Đế) và cho rằng Người là Thượng Đế hay một phần của Chúa Ba Ngôi?!
Và tại sao Isa (Giê Su) không tiết lộ hay giải thích sự thần tính của bản thân và bản chất hoàn hảo của Người?
Có phải Isa (Giê Su) dã giấu sự thật bản thân của Người với người hỏi?
Đây là sự thật tuyệt đối và câu chuyện đầy đủ mà Isa (Giê Su) đã nói:
Và cuộc sống vĩnh cửu là họ nhận biết Ngài Thượng Đế Đích Thực Duy Nhất và Isa (Giê Su) Người mà Ngài đã gửi đến.
[Kinh Giăng 17:3]
Trong câu Kinh rõ ràng này một lần nữa Isa (Giê Su) xác nhận bản chất thật sự của Ngài (Thượng Đế), sự vĩ đại của Ngài và Người đã tách khỏi Thượng Đế thật sự… Thượng Đế Đích Thật là Duy Nhất, mà đã tạo hóa Isa (Giê Su) và gửi Người đến với cộng đồng của Người như một vị Thiên Sứ, một vị Sứ Giả.